Trong khi đó, Chanathip Songkrasin, cầu thủ đang chơi tại Nhật Bản, được định giá tới 2,64 triệu USD (khoảng 61 tỷ đồng). Con số này của "Messi Thái" cao gấp 15 lần Quang Hải.
Rộng hơn 1 chút, đội hình tập trung gần nhất của đội tuyển Việt Nam được định giá 1,54 triệu USD (khoảng 35,8 tỷ đồng). Con số này bên phía đội tuyển Thái Lan là 10,37 triệu USD (khoảng 241 tỷ đồng), tức gấp gần 7 lần đội tuyển Việt Nam. Thắc mắc bắt đầu xuất hiện.
Quang Hải có giá trị chuyển nhượng kém Chanathip Songkrasin khoảng 15 lần. Ảnh: Transfermakt.
Tập thể ấy vừa vô địch AFF Cup 2018, vào tới tứ kết Asian Cup 2019 và đang chơi tốt ở vòng loại World Cup 2022 nhưng vẫn kém đại kình địch 7 lần giá trị. Về mặt cá nhân, người giỏi nhất của Thái Lan hơn giá người giỏi nhất Việt Nam 15 lần dù Chanathip sinh năm 1993, hơn Quang Hải chỉ 4 tuổi và đẳng cấp không cách quá xa nhau. Câu trả lời có thể quy lại trong 3 yếu tố chính.
Thứ nhất, Transfermakt định giá được cầu thủ dựa trên thành tích thi đấu, độ tuổi, chấn thương, số danh hiệu theo mùa giải,… Điều này giúp giá trị cầu thủ biến đổi liên tục. Thai League 1 rõ ràng có sự kết nối với chuyên trang chuyển nhượng tốt hơn V.League khi giá trị cầu thủ thay đổi với tần suất cao hơn.
Thứ hai, việc xuất ngoại thi đấu liên tục và thi đấu thành công cũng giúp giá trị của cầu thủ tăng cao hơn. Điều này phần nào giải thích cho việc Chanathip Songkrasin sang Nhật có giá cao hơn nhiều một Quang Hải chỉ gắn bó với Hà Nội FC dù đẳng cấp của cả hai không chênh lệch quá lớn.
Chanathip Songkrasin thi đấu cho Consadole Sapporo từ giữa năm 2017 khi đó anh có giá trị khoảng 660.000 USD và gắn bó từ đó đến nay. Thế nhưng chỉ sau 2 năm, giá trị của tiền vệ 26 tuổi đã lăng gần 4 lần lên 2,42 triệu USD và giờ là 2,64 triệu USD.
V.League và Thai League không chỉ có sự chênh lệch lớn về giá trị hình ảnh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog của giải đấu mà con cả ở giá trị chuyển nhượng cầu thủ. Sự thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân. Ảnh: Tiến Tuấn - PH.
Thứ ba, cầu thủ Thái Lan được chơi bóng trong một môi trường chuyên nghiệp và có tính minh bạch cao hơn ở thị trường chuyển nhượng. Điều này ở Việt Nam vẫn chưa thay đổi dù đã lên chuyên nghiệp gần 20 năm nay.
Các cầu thủ Thái Lan khi chuyển nhượng đa phần đều được công bố giá trị bản hợp đồng. Chanathip Songkrasin được Consadole Sapporo ký hợp đồng 5 năm với mức phí 2,5 triệu USD, tương đương mức giá trên Transfermakt .
Ở Thai League, thủ môn Đặng Văn Lâm đến Muangthong United từ CLB Hải Phòng với mức phí 500.000 USD (khoảng 11 tỷ đồng), hợp đồng kéo dài 3 năm tính từ mùa giải 2019. Theo nguồn tin thân cận, con số thực tế đáng lẽ chỉ dừng ở 300.000 USD, tương đương mức giá hiện tại của Văn Lâm trên Transfermakt . Số tiền còn lại được đánh giá là sự lọc lõi của chủ tịch Trần Mạnh Hùng trong bối cảnh Muangthong United quyết chi mạnh tay để có được Văn Lâm.
Chính sự công khai ấy giúp hầu hết các cầu thủ thi đấu tại Thai League 1 đều có giá trị chuyển nhượng trên Transfermakt . Điều này giúp các CLB có cơ sở để trả giá vào mùa chuyển nhượng, các CLB nước ngoài cũng có chỗ để tham khảo trước khi nghĩ đến việc mua cầu thủ. Mức giá cao hay thấp cũng phản ánh chất lượng cầu thủ đó nằm ở mức nào của nền bóng đá.
Trong khi đó, V.League không có được điều này. Chuyển nhượng ở bóng đá Việt Nam thường là câu chuyện ngầm giữa các ông chủ với ông chủ, giữa ông chủ với cầu thủ. Ngoài tiền phí trả cho CLB chủ quản, CLB đi mua còn phải trả thêm phí lót tay cho cầu thủ đó như một luật bất thành văn.
Ngay cả trường hợp Văn Hậu, Xuân Trường, Công Phượg xuất ngoại cũng không có được thông tin chính xác về mức giá cho mượn.
Vấn đề trả lương cũng nhức nhối. Thai League đã đi theo kiểu trả lương theo hợp đồng, các khoản thưởng sẽ tự động được kích hoạt nếu cầu thủ ấy hoàn thành các mục tiêu được thoả thuận trên bàn đàm phán. V.League thì vẫn đi theo trả lương, nếu thắng sẽ có thưởng thêm cho cả đội. Dĩ nhiên, đấy không phải cách làm chuyên nghiệp.
Đá 1 trận Thai League, giá trị Xuân Trường tăng chóng mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét