Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Ảo tưởng bỏ phố về quê trồng rau nuôi gà

Về quê trồng trọt chăn nuôi có dễ không? Có và không. Thương lái mua hàng nông sản ở quê với giá là một nhưng giá bán lẻ ở thành phố thì gấp 5 gấp 7 thậm chí gấp 10. Như vậy là thương lái bóc lột nông dân? Không đúng.

Thương lái mua của nông dân là không có chuyện chọn lựa, hoặc là không mua hoặc là mua phải mua bằng hết, tốt xấu gì cũng phải mua với số lượng tính bằng hàng tấn đến hàng chục tấn.

Sau đó, họ đem hàng ấy ra phân loại tốt xấu. Xấu thì bỏ mối cho các chợ quê tại chỗ giá bèo, còn tốt đem lên thành phố bán đương nhiên phải choàng thêm giá để bù lỗ cho hàng xấu giá bèo. Hàng tốt này được bán cho các vựa đầu mối.

Sáng sớm hoặc chiều tối, các tiểu thương chợ bán lẻ ra vựa đầu mối chọn hàng tốt hơn, tốt nhất về bán lẻ cho người tiêu dùng. Hàng ít tốt hơn được bán ở các chợ vùng ven. Đường đi của nông sản là như vậy, phải qua 3 trung gian – thương lái, vựa đầu mối, tiểu thương – thì mới có cái giá gấp 5 gấp 10 khi đến tay người tiêu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dùng (chưa kể cứ qua một trung gian là một lần thuế).

Tôi phát chán khi kịch bản 'giải cứu dưa hấu' lặp lại mỗi năm

Đây là hàng tươi sống, còn hàng đã qua chế biến cũng phải qua nhiều trung gian là thương lái, nhà sản xuất thực phẩm và đại lý cấp 1, cấp 2 (của nhà sản xuất đó) trong đó nhà sản xuất thực phẫm sẽ chỉ mua hàng đúng chuẩn, đúng quy cách, còn lại thương lái muốn đem đi đâu thì đem.

Với hàng xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc, phải có người mua, phải thuê được xe đông lạnh với tài xế chịu chạy liên tục dài ngày. Phí vận chuyển bình thường đã cao cộng thêm phí cầu đường lại càng cao vì hàng tươi sống có hạn sử dụng thấp đòi hỏi phải vận chuyển nhanh. Phí vận chuyển cao thì giá mua phải thấp vì đến được tay người tiêu dùng nước họ gần như đã là giá trên trời rồi. Giá quá cao người ta mua không nổi lại chẳng hư hỏng đổ bỏ lỗ vốn?

Người mua bên Trung Quốc họ phải chạy quota (hạn ngạch) chứ đâu phải có tiền bao nhiêu được mua bấy nhiêu. Trong cái hạn ngạch ấy có quy định tiêu chuẩn chất lượng của Trung Quốc (hàng không đạt chuẩn sẽ bị trả về bằng không sẽ bị cơ quan thuế vụ nước họ phạt hành chính rất nặng).

Để đảm bảo hạn ngạch, thương lái Trung Quốc thường đặt hàng với nhiều đối tác (nông dân Việt Nam) cùng một lúc. Tất yếu là, chỉ có lượng hàng đủ hạn ngạch được thông quan, phần còn lại bị trả về. Đây không phải là họ chọc phá gì mình mà họ tính toán buôn hàng sao cho có lợi với họ nhất.

Những vụ lật kèo khiến thị trường nông sản lao đao

Còn mình bán được hàng là quý rồi cần gì quan tâm tiêu chuẩn chất lượng của ai. Tóm lại, mọi trung gian đều phải dựa trên giá mua vào của thị trường để tính toán lợi nhuận cho mình.

Trong khi đó, người làm ra nông sản gần như mù tịt về giá thị trường, càng mù tịt về tiêu chuẩn chất lượng. Một số chợ bán lẻ tiểu thương chỉ bán hàng ngon giá cao (thường gọi là "chợ nhà giàu"), mua hàng ở đây yên tâm không cần phải lựa chọn, giá cả tương đương với siêu thị.

Phần lớn chợ to thì hàng hóa tốt xấu lẫn lộn được bán với giá nói thách, thường là hàng dạt, mua giá nào cũng hớ. Muốn làm nông có lời, như tôi đã từng đề cập trước đây, phải có sự hợp tác giữa nông dân và các trung gian mua bán.

Không có sự hợp tác này thì luôn xảy ra điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa". Về quê trồng rau nuôi gà ? Người ta ảo tưởng với giá mua ở gốc và giá bán ở ngọn rồi cho rằng dễ ăn, lời đậm. Đâu có ai biết những người trung gian ấy phải chịu thương chịu khó nửa đêm nửa hôm đi mua, chọn lựa hàng hóa, thương lái phải sống xa nhà, tính toán từng đồng vốn chắt chiu.

Không có những trung gian ấy thì nền kinh tế sẽ ra sao? Sẽ quay về thời bao cấp với người mua phải đi xa hàng trăm km chỉ để mua một ít hàng của người nông dân về tự ăn tự xài. Giá có thể rẻ chút đỉnh nhưng hao phí thời gian thì vô cùng lớn. Nếu bạn làm ra tiền, bạn chịu mất khoảng thời gian ấy? Thời giờ là tiền bạc. Tiền bạc của bạn dùng để mua thời gian của người khác. Cái gì cũng tự mình làm (kinh tế tự túc tự cấp) thì, xin lỗi, sẽ như thời bao cấp, mọi người đều nghèo như nhau (anh có tiền chả biết mua hàng ở đâu còn anh có hàng chả biết bán cho ai).

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét